Sự cần thiết của tiêm chủng
Theo báo cáo của Bộ Y tế trên cả nước 6 tháng đầu năm, trong 11 loại vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ có 3 loại tiêm đạt chỉ tiêu, còn 8 loại vắc xin chưa đạt chỉ tiêu đề ra trong tiêm chủng. Trong đó cao nhất là tỷ lệ tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) đạt 40,6%. Còn lại 8 loại vắc xin không đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó thấp nhất là tỷ lệ tiêm và uống vắc xin bại liệt chỉ triển khai được dưới 30%.
Trong kế hoạch tiêm chủng mở rộng, chỉ tiêu đặt ra đối với 11 loại vắc xin trong 6 tháng mới đạt 40% và theo kế hoạch thì trong năm 2024 là đạt trên 90% đến 95%.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát công tác tiêm chủng tại huyện Sơn Dương.
Tại Tuyên Quang, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong 6 tháng đầu năm tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 39,4%; tiêm UV2 cho 3.292 phụ nữ có thai, đạt 39,1% kế hoạch; tiêm viêm gan B liều sơ sinh cho 4.139 trẻ, đạt 40,5% kế hoạch; tiêm DPT bổ sung cho 4.696 trẻ 18 tháng tuổi, đạt 42,5% kế hoạch. Tất cả đều đạt thấp hơn so với năm 2023.
Tại huyện Chiêm Hóa, Trong 6 tháng đầu năm 2024 tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ trên địa bàn huyện kết quả chưa cao do tình hình chung là thiếu một số loại vắc xin. Điển hình có một số xã tỷ lệ tiêm chủng mới đạt từ 20 - 30% như: xã Trung Hòa đạt 20%, Hòa An đạt 25,7%, Nhân Lý đạt 20%, Tri Phú đạt 27%. Theo bác sĩ Phạm Chí Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chiêm Hóa, tỷ lệ một số mũi tiêm chưa đạt, đặc biệt là tỷ lệ tiêm vắc xin SII (5 trong 1: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt thấp vì nguồn vắc xin hạn chế. Người dân đi lại nhiều lần nhưng không được tiêm như mong muốn dẫn đến ngại đến vào định kỳ lần sau để thực hiện các mũi tiêm vắc xin khác.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra vắc xin trước khi chuyển đến các địa phương.
Chị Trần Thị Hằng, xã Nhân Lý (Chiêm Hóa) cho biết: “Cháu nhà tôi sinh tháng 2-2024, ngay từ khi sinh ra cháu đã được tiêm vắc xin viêm gan B tại Trung tâm Y tế huyện. Tháng 4 này là đến lịch tiêm mũi 5 trong 1. Trước tình hình thiếu vắc xin như hiện nay tôi rất lo lắng vì nếu không được tiêm chủng đầy đủ, con sẽ không đảm bảo miễn dịch, phòng bệnh. Tôi mong muốn con mình được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước vì không phải ai cũng có điều kiện cho con đi tiêm dịch vụ”.
Bác sĩ La Đăng Tái, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã thiếu nguồn cung một số loại vắc xin trong chương trình TCMR như: thiếu vắc xin SII DPT-VGB-Hib (5 trong 1), vắc xin DPT. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tỷ lệ tiêm chủng mở rộng không đạt chỉ tiêu đề ra trên toàn tỉnh trong thời gian vừa qua.
Lý giải việc thiếu vắc xin, bác sĩ La Đăng Tái nói, thiếu vắc xin là do nguồn cung ứng trong năm 2023 bị gián đoạn do chủ trương chuyển từ Trung ương về địa phương cung ứng, đảm bảo. Tuy nhiên ngày 10/07/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về việc bố trí ngân sách trung ương năm 2023 cho Bộ Y tế để mua vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo đó, trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục mua vắc xin tiêm chủng mở rộng cho tất cả các địa phương trên toàn quốc từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương. Với chủ trương này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chủ trì tham mưu Sở Y tế đăng ký nhu cầu vắc xin phục vụ chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2023 và 6 tháng gối đầu năm 2024 dựa trên tổng hợp nhu cầu từ các huyện/thành phố trên toàn địa bàn. Trong thời gian chờ được cung ứng bao phủ, nhu cầu tiêm chủng mở rộng một số loại vắc xin tại các địa phương trên toàn tỉnh bị gián đoạn dẫn đến nhiều hệ lụy, trước mắt là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong TCMR, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh như sởi, bạch hầu, rubella, ho gà…
Trẻ được khám sàng lọc trước khi tiêm chủng.
Còn nhiều lý do khách quan, nhưng không thể phủ nhận nguyên nhân từ một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của tiêm chủng phòng bệnh. Vẫn còn tư tưởng xem nhẹ, bài trừ tiêm phòng vắc xin, nhất là người dân tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Khắc phục tình trạng thiếu vắc xin
Việc gián đoạn cung ứng vắc xin khiến cho tỷ lệ bao phủ các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của tỉnh ở mức thấp, không bảo đảm miễn dịch cộng đồng và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ không được tiêm hoặc bị tiêm chậm, muộn vắc xin theo khuyến cáo cũng tạo thành khoảng trống miễn dịch, trẻ rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là trong điều kiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường kém và thời tiết diễn biến thất thường.
Thực tế hiện nay, một số loại dịch bệnh có vắc xin dự phòng đã xuất hiện ở một vài tỉnh, thành phố. Riêng tại Tuyên Quang, các tháng đầu năm 2024 cũng đã xuất hiện một số trường hợp sốt/phát ban, sởi/rubella. Trong thời gian tới, nếu không tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt không triển khai tiêm bổ sung, tiêm bù, tiêm vét các loại vắc xin bị thiếu trong giai đoạn trước thì nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nhất là các bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh như: sởi, bạch hầu, rubella, ho gà, viêm não Nhật Bản…
Cán bộ Trạm Y tế xã Hùng Đức (Hàm Yên) tuyên truyền cho người dân về hiệu quả của việc tiêm chủng.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tháng 8, Tuyên Quang sẽ được phân bổ vắc xin (5 trong 1), vắc xin DPT. Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức tốt công tác tiêm chủng thường xuyên hằng tháng bảo đảm an toàn, hiệu quả đối với các loại vắc xin được cung ứng đầy đủ. Đối với các vắc xin bị thiếu, khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đến tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ; đồng thời, theo dõi kỹ tình trạng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng để đưa trẻ đi tiêm bù, tiêm vét ngay khi có vắc xin.
Để phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm hiệu quả trong bối cảnh gián đoạn cung ứng vắc xin thời gian này, ngành Y tế tỉnh khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, những người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, học tập, sinh hoạt; tăng cường dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe tốt nhất; theo dõi sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời.
Mới đây, dự và chỉ đạo tại buổi sơ kết 6 tháng đầu năm với Sở Y tế, đồng chí Hoàng Việt Phương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho ngành Y tế trong thời gian tới cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn, hiệu quả; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ. Tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm n
Gửi phản hồi
In bài viết