Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, phải thừa nhận vai trò của nhân dân trong phát triển các khu nhà trọ, bảo đảm nhà ở cho người lao động tại những nơi đông công nhân. Trong khi nhiều địa phương, doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này thì nhiều cá nhân đã chủ động xây dựng phòng trọ, nhà cho thuê, đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người lao động.
Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, định hướng lớn trong phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội, là trách nhiệm, nghĩa vụ, đạo đức của cả hệ thống chính trị, của những người làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân.
Năm ngoái, Tuyên Quang đã hoàn thành rất tốt đẹp đề án làm mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo với 2.242 hộ được làm mới và 222 hộ được sửa chữa, tổng kinh phí trên 250 tỷ đồng. Mới đây, tỉnh ban hành nghị quyết quy định mức hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo. Đây là những cố gắng rất lớn của tỉnh.
Tuy nhiên, chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị, công nhân khu công nghiệp, các đối tượng khó khăn cũng cần được quan tâm, theo đúng tinh thần “không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. Cần phát huy những bài học từ nhân dân, quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia phát triển nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường, phù hợp khả năng chi trả của công nhân, người lao động, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn. Có như vậy mới góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội n
Gửi phản hồi
In bài viết