“Làng ngầm” áp đảo phòng vé
Địa đạo lấy bối cảnh khi chiến tranh Việt Nam đang diễn ra trong thời kỳ ác liệt nhất. Tháng 1-1967, với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân Củ Chi đã xây dựng, kiến tạo hệ thống đường hầm dưới lòng đất với nhiều tầng, dài hơn 250 km kết hợp 500 km chiến hào, công sự, tạo nên những “làng ngầm” kỳ diệu. Trong “làng ngầm” ấy, đội du kích do Bảy Theo (Thái Hòa đóng) chỉ huy tại căn cứ Bình An Đông trở thành mục tiêu tìm diệt số 1 của quân đội Mỹ. Đội nhận nhiệm vụ quan trọng bằng mọi giá phải bảo vệ một nhóm thông tin tình báo chiến lược mới đến ẩn náu tại căn cứ. Đội du kích rơi vào tình thế nguy hiểm khi bị địch phát hiện và phải chống chọi với những trận càn quét tìm diệt.
Không giống như các bộ phim điện ảnh thông thường với những biến cố ngập tràn, các tình tiết leo thang xung đột, phát triển nhân vật rồi giải quyết nút thắt và kết thúc, Địa đạo là những thước phim chân thực xoay quanh cuộc sống chiến tranh, nơi hình ảnh “o du kích” được khắc họa một cách chân thực. Người xem không rời mắt được khỏi màn hình khi các tình tiết trong phim tiếp nối nhau tạo nên những khoảnh khắc quý giá.
Ở tuần thứ 2 kể từ khi ra rạp, Địa đạo vẫn đang là phim dẫn đầu các phòng vé mặc dù dòng phim chiến tranh lịch sử không phải gu của đại đa số khán giả. Tại Tuyên Quang, Địa đạo cũng đang chiếm sóng các khung giờ vàng chiếu phim. Theo chị Nguyễn Thị Lan Anh, Rạp trưởng rạp chiếu phim Lotte Cinema Tuyên Quang, 80% khán giả đến rạp để xem Địa đạo. Đây là con số áp đảo thậm chí hơn cả các bộ phim hành động bom tấn chiếu rạp từ trước đến nay. Đã có những cơ quan, đơn vị, trường học đặt phòng vé xem phim như một hình thức sinh hoạt chuyên đề, ôn lại lịch sử ý nghĩa.
Lịch sử sống lại trên màn ảnh
Bùi Thạc Chuyên không chọn cách tiếp cận rộng mà chỉ lựa chọn xây dựng những chi tiết, con người mang tính biểu tượng. Mỗi thước phim là một lời kể chuyện giản dị đủ để người xem hình dung được một phần nào những khó khăn, gian khổ trong thời chiến: thiếu nước sạch, thiếu đồ ăn, thiếu không khí trong lành để thở. Và quan trọng hơn cả: mất đi tự do.
Lần theo những tình tiết trong phim với cách kể chuyện lặng lẽ, giàu hình ảnh và ngập tràn âm thanh, người xem không chỉ thấy được mâu thuẫn rõ ràng giữa “ta” và “địch” mà nó còn là sự giằng xé với những mâu thuẫn nội tâm của các nhân vật. Đó là Bảy Theo vừa quyết tâm làm nhiệm vụ, vừa thương đàn em du kích còn nhỏ tuổi; là cô du kích Ba Hương quyết liệt, nóng tính nhưng cũng ngập tràn tình yêu thương; là Tư Đạp với thân phận không rõ ràng dần dần chứng minh bản thân mình...
Anh Nguyễn Thành Tuyên, Phó Trưởng Ban Phong trào Tỉnh đoàn chia sẻ: Bộ phim thật sự mang lại nhiều cảm xúc cho người xem. Trong không gian chật hẹp với cảm giác ngộp thở của địa đạo, ánh sáng đèn dầu leo lét soi rõ ánh mắt, cử chỉ của từng thành viên đội du kích. Mỗi người một tâm tư, một hoàn cảnh, một phong cách khác nhau, thế nhưng tất cả cùng chung một lý tưởng đó là bám địa đạo, bám quê hương, quyết tử vì Tổ quốc.
Đảng ủy Tỉnh đoàn Thanh niên tổ chức sinh hoạt chuyên đề tháng 4: Xem phim cách mạng lịch sử “Địa Đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Bên trên là tiếng bom đạn cày xéo, là âm thanh của những cánh rừng cháy ngùn ngụt trong chiến dịch “tìm diệt”. Trong lòng đất lại là hơi thở của sự sống, những tiếng thì thầm của con người, tiếng lách tách giọt nước rơi... Sự tinh tế trong cách sử dụng âm thanh của Bùi Thạc Chuyên mang đến cho người xem cảm giác chân thật, gần gũi, như thực sự được sống, chạm vào thời chiến.
Cái kết đẹp nhất không ở trong phim
Khi mới ra rạp, Địa đạo gây nhiều tranh cãi khi người khen, kẻ chê. Thế nhưng, đứng trên phương diện đánh giá một bộ phim về đề tài lịch sử thì Địa đạo xứng đáng được nhận nhiều ưu ái hơn thế. Ra rạp vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, bài học lịch sử đã được truyền tải qua phim hết sức chân thực và gần gũi.
Được các con đưa ra rạp xem phim từ ngày đầu mới ra mắt, ông Nguyễn Xuân Lung, 80 tuổi, tổ 17, phường Tân Hà (TP Tuyên Quang) bày tỏ: “Là một cựu chiến binh từng được đến thăm địa đạo Củ Chi, tôi thấy rằng Địa đạo đã tái hiện gần sát lịch sử đau thương nhưng cũng anh hùng của dân tộc. Để đổi lấy hòa bình hôm nay, thế hệ chúng tôi cùng các cha anh từ cầm bút, cầm cuốc đã phải học cách cầm súng, đặt mìn; hy sinh hạnh phúc cá nhân, chấp nhận mọi đau thương, mất mát...”.
Bùi Thạc Chuyên đã “thai nghén” gần một thập kỷ để cho ra một bộ phim đầu tư công phu từ nhân vật đến hình ảnh, âm thanh, lời thoại. Khi xem Địa đạo, khán giả đã được “sống lại” trong khoảnh kh
à điện ảnh đã được Bùi Thạc Chuyên khéo léo thể hiện và đưa đến khán giả, đó là một yếu tố đem đến thành công cho một bộ phim lịch sử.
“Địa đạo” kết thúc bằng hành động của Tư Đạp và Ba Hương tiếp tục đi trong đêm để làm nhiệm vụ du kích của mình, với ý chí sắt đá và con tim đầy quả cảm. Một cái kết mở khiến nhiều khán giả suy ngẫm.
Thế nhưng, nhiều người cũng cho rằng, cái kết của “Địa đạo” không nằm trong rạp chiếu phim mà chính là thành quả độc lập, tự do hôm nay. Cái kết ấy ở trong lòng mỗi khán giả, khi bước ra khỏi rạp, hít thở không khí trong lành, cảm nhận bầu trời tự do và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong niềm vui chiến thắng.
Gửi phản hồi
In bài viết