“Quan trọng, uyên bác, sáng suốt” - đó là những gì mà bạn có thể cảm nhận được sau khi nghiền ngẫm xong hơn 900 trang sách của cuốn sách.
Cuốn sách giải thích quá trình trỗi dậy và suy tàn của các Cường quốc khác nhau trong suốt năm thế kỷ kể từ khi hình thành “nền quân chủ mới” ở Tây Âu. Đồng thời, tác giả còn đưa ra dự báo về vị thế của một số quốc gia vào thời điểm cuối thế kỷ 20 (mà thực tiễn cho đến nay đã xác nhận tính đúng đắn hoặc thiếu chính xác của chúng).
Kết cấu cuốn sách chia thành hai phần: Một là, sức mạnh của một Cường quốc chỉ có thể được đong đếm trong tương quan với các nước khác. Hai là, uy thế về lâu về dài hoặc trong một xung đột cụ thể của một Cường quốc có mối tương liên chặt chẽ với các nguồn lực sẵn có và tính bền vững của nền kinh tế quốc gia. Cuốn sách cũng đề cập nhiều về những cuộc chiến tranh, đặc biệt là những cuộc xung đột lớn, kéo dài giữa các liên minh Cường quốc vốn tác động đến trật tự quốc tế. Không chỉ là một tác phẩm viết về lịch sử quân sự, cuốn sách này cũng chính là một công trình lịch sử kinh tế. Nó bàn luận về những thay đổi diễn ra trong các cán cân kinh tế toàn cầu từ năm 1500, đặc biệt là sự tương tác giữa kinh tế học và chiến lược phát triển mỗi quốc gia.
Với lượng thông tin đồ sộ được trình bày một cách súc tích, cùng lối viết giàu kiến thức nhưng không nặng nề, khô khan, “Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc” thực sự là tập tài liệu lý tưởng dành cho các độc giả quan tâm đến lịch sử thế giới, lịch sử kinh tế - quân sự nói chung; cũng như cách vận hành và phát triển của các cường quốc thế giới nói riêng.
Gửi phản hồi
In bài viết