Bún Tày.
Bún Tày được đồng bào vùng cao làm thủ công và cầu kỳ. Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún... Gạo được lựa chọn kỹ để giã thành bột khô, sau đem nhào với nước rồi nặn thành từng viên bột to, cho vào nước sôi luộc nửa sống nửa chín.
Những viên bột tiếp tục được đem đi giã nhuyễn để phần bột sống và chín hòa lẫn vào nhau… Bột được nặn thành từng viên to, thả vào khuôn và ép. Bún ép trực tiếp qua khuôn rồi rơi luôn xuống nồi nước sôi, luộc khoảng 5 phút thì vớt bún ra. Sợi bún Tày thường to hơn bún thông thường. Nhờ vào quá trình làm thủ công đầy khéo léo, tỉ mỉ cũng như nguyên liệu tươi tốt, không chất bảo quản nên sợi bún dẻo, dai và ngon hơn hẳn.
Chính vì vậy, dù có mất nhiều công sức, nhưng đến nay các bản làng người Tày vẫn giữ cách làm bún truyền thống này. Đặc biệt, vào những dịp lễ, tết, nhất là rằm tháng Bảy, một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của dân tộc Tày, họ vẫn giữ truyền thống tự tay làm ra những sợi bún tươi ngon này để thưởng thức như một món ăn đặc sản.
Để có tô bún Tày chuẩn vị thì đồng bào Tày thường chế biến với thịt vịt suối. Vịt được bà con nơi đây trực tiếp nuôi và chăn thả bên những bờ suối nên thịt chắc, ngọt, tươi ngon. Thịt vịt chặt miếng vừa phải, rang lên rồi đổ nước nấu cho chín, cho thêm ít rau răm, gia giảm cho vừa miệng sẽ trở thành nước chan lý tưởng nhất của loại bún Tày. Ăn bát bún thấy vị hơi chua lại có mùi thơm ngầy ngậy, mát mịn và ngon n
Gửi phản hồi
In bài viết