Độc đáo nhà ngói âm dương

- Ở Tuyên Quang, nhà ngói âm dương xuất hiện nhiều ở huyện vùng cao Na Hang. Về kiến trúc nhà thì mỗi dân tộc Tày, Dao, Mông tuy có khác nhau, nhưng điểm chung là đều lấy chất liệu cột gỗ, lợp ngói âm dương là chủ đạo. Theo người dân địa phương, nhà ngói âm dương mái dốc có độ thoát nước tốt, bền với thời gian, mát mẻ về mùa hè. Hiện nay một số khu dân cư đang bảo tồn, khôi phục, phát huy các ngôi nhà ngói âm dương để giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển du lịch.

Thôn Đống Đa, xã Thượng Nông (Na Hang) giữ gìn được nhiều ngôi nhà sàn cột gỗ, lợp ngói âm dương của đồng bào Tày.

Người Dao tiền thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái (Na Hang) bảo tồn, phát huy ngôi nhà ngói âm dương để phát triển du lịch cộng đồng.

Nhiều hộ gia đình ở huyện vùng cao Na Hang phát triển homestay bằng mô hình nhà ngói âm dương truyền thống.

Du khách rất thích thú khi được cùng sinh hoạt trong ngôi nhà mái ngói âm dương của đồng bào dân tộc bản địa.

Một em bé người Mông ở thôn Nà Pin, xã Đà Vị (Na Hang) đứng trước ngôi nhà mái ngói âm dương của gia đình mình.

Phóng sự ảnh: Quang Hòa

Tin cùng chuyên mục