Giữ cánh rừng xanh

 

Chỉnh trở về quê hương sau bao năm lăn lộn. Phóng tầm mắt nhìn quanh thấy những cánh rừng đã phục sinh. Quê hương vùng lõm, ký ức tuổi thơ là những mảng rừng xám xịt da beo với những đống tro nguội lạnh sau một trận lửa rừng rực.

Thời gian đi qua, rừng xưa nay đã thay lá. Chỉnh nhìn no mắt rồi thong thả bước tới, lặng ngồi bên mộ mẹ ở rìa rừng. Ngồi im, ngồi như cái cách một đứa trẻ đang dựa vào lòng mẹ để tìm hơi ấm.

1.

Chỉnh vẫn nâng niu bức ảnh trắng đen, bức ảnh duy nhất còn lại của mẹ. Đẹp lắm, chân chất mỹ miều.

Sinh con tròn tháng, mẹ ra đi vì một lí do… lãng xẹt. Đang ở cữ, một ngày bỗng có con mèo ở đâu chui vô quào cổ tay, có vậy mà mấy ngày sau lên cơn, tắt thở. Chỉnh đỏ oe khóc đến tím tái, khóc khản cổ vì khát sữa chứ không phải vì biết đau.
Ba một mình nuôi nó, vừa lo miếng cơm, vừa xin sữa mớm con.

Nó học tiểu học, thấy ba mỗi ngày thêm gầy rạc, quéo lại như nhánh củi khô. Ba đi làm lúc nó ngủ chưa dậy, phần cơm sáng trưa của ông nội và nó được ba chuẩn bị lúc còn mờ đất.

Nó không biết công việc cụ thể của ba là gì, chỉ biết, chạng vạng tối ba về cùng một cộ củi chất ngất, có khi là một khúc gỗ khổng lồ. Nó thích leo lên mấy khúc gỗ ba bỏ sau nhà để chơi. Tuổi thơ nó, chỉ có ba, gỗ và những thức khác từ rừng. Bạn bè cùng lớp bảo:

- Ba thằng Chỉnh là lâm tặc!

Nó hếch răng lên, cãi lại:

- Ba tao không phá rừng! Ba bảo, mấy cây đó già rồi, phải chặt đi để nứt cây con. Cái gì già mà chẳng chết!?

Nhà nó, nhìn đâu cũng gỗ. Tường nhà làm bằng mấy tấm ván ghép lại. Cái giường nằm là những khúc gỗ tề bằng nhau, trên trải chiếc chiếu lát. Bàn trà là gốc cây to, mấy chiếc ghế cố định là những khúc gỗ cắt ngang. Sau lưng nhà lổn ngổn những khúc cây to. Sau nữa là một cái hầm, những hôm không đi rừng, ba nó đốt than tại nhà. Hầm than sau vườn, mùi nồng nồng khen khét và ngai ngái, ban đầu nó hơi khó chịu nhưng rồi cũng quen. Nó lại hỏi:

- Đốt than có phải lâm tặc không nội?

- Chắc là phải. Nhưng mình cũng phải ăn cơm, mua cái chữ cháu ạ!

Nó mở miệng, định nói gì đó nhưng thôi, chỉ đánh tiếng thở dài cái sượt như một ông cụ. Hiểu rồi, chắc nó định nói: nó thà nhịn ăn cơm, thà bị dốt còn hơn bị bạn bè trêu: con ông phá rừng.

Chiều hôm đó, nó làm Toán được 10, hối hả chạy về khoe ba. Đến đầu ngõ, có người giữ lại: “Lát hãy vô! Giờ thì đừng!”. Nó ngơ ngác tái xanh, nhìn vào nhà, thấy rất đông, người thút thít, kẻ sụt sùi, người đưa tay quẹt nước mắt… Cảnh tượng đó làm nó hoảng sợ, nghĩ đến một điều gì thật khủng khiếp đang chờ mình, nó run lên bần bật, một thím giữ chặt nó trong tay nhưng không kiềm được những tiếng nấc bật ra từ cổ họng. Không thể chờ thêm một giây nào nữa. Nó giẫy mạnh, chạy ùa vào trong. Ông nội run run: “Ba con đấy! Nhìn ba lần cuối đi con!.”. Ba đấy ư? Cánh tay mềm nhũn, chân phải nát bấy, lại còn một lỗ đen ngòm, sâu hoắm ở bụng. Khuôn mặt đó, bộ áo quần có hơi rừng đó là của ba nhưng sao hình hài lại nhàu nhĩ thế này!? Nó nhào vào, chực nằm chồng lên người ba, người ta lại phải giữ nó lại.

Rồi có người kể, cộ chở gỗ trượt, khúc gỗ to nằm lên người ba nó, cả hai cùng lăn xuống dốc… Ba có cơm ăn nhờ rừng, chết thảm từ rừng. Giờ nó không sợ bị trêu “con ông lâm tặc nữa”, nó ước ba sống dậy, có sức đi chặt củi đốt than, 
nấu cơm nó ăn, hỏi con đi học có vui không. Nghĩ vậy nó khóc, khóc rất to, rất thảm.

2.

Sống cui cút với ông nội, miếng cơm tấm áo với nó quý hơn vàng. Bỏ học khi mãn lớp 9. Người ta rủ nó vào rừng, rừng dễ kiếm tiền. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ông nội đau khổ nói vậy. Nó không hiểu câu nói của ông nội là gì. Nó chỉ thắc mắc, không chặt củi đốt than được thì tiền ở đâu ở rừng mà dễ kiếm. Mấy đứa lớn trong xóm mách nước: đi bắt gà rừng bán cho xới chọi. Nó thấy không đụng gì đến cây rừng, nghĩ việc này lành, vậy là đi.

Ông nội kể, ngày xưa gà rừng ở xứ núi này nhiều vô kể, có ngày thấy chúng ngang nhiên kéo cả đàn, dàn hàng ngang đi xuống đường cái quang như chỗ không người. Ông và mấy người bạn thi nhau chạy nạp, bầy gà chạy tung tóe. Nó than: Nhưng bây giờ đã khác, rừng không còn là những lùm cây xum xuê, rậm rịt chằng chéo những dây như ông vẫn kể nữa mà thay vào đó là những đám mía, mì dài đến ngút mắt. Những khu đất chuẩn bị trồng mì không có một cọng cỏ, còn sạch hơn cả khu vườn sau nhà mình.

Vào rừng, với một người đi bộ quả là rất tiện lợi, cứ như đang đi ở trong thôn. Có đường sá hẳn hoi, xe công nông lên bóc mì, mía có thể đi tuốt. Chỉnh đạp xe lên thẳng trên cao, gửi xe vào một túp lều đang thu hoạch dưa hạt. Nó xăm xăm vào rừng đặt bẫy bắt gà cùng bạn. Đi ròng rã cả tháng trời, chiều nào cũng về tay không, mặt buồn thiu. Ông nội bảo:

- Rừng bây giờ có chỗ nào kín mà có gà. Người vào rừng đông hơn ở nhà hỏi gà đâu mà đi kiếm!

Nó bỏ xứ, bỏ những dãi dầu nghèo khó, bỏ những mảng buồn tăm tối gắn với rừng…

Chỉnh vô thành phố làm thợ hồ, nghề này cần sức chứ không cần chữ, tiền công đủ sống qua ngày. Cuộc sống mới, thấy cũng đàng hoàng, nó vui vui, coi như an phận.

Chỉnh cảm mến cô Thoa, đồng nghiệp, cô làm phụ hồ. Thoa là hình dung mẫu mực cho nét buồn. Ở cô, người ta dễ dàng nhận ra nét u uẩn, lãng đãng vẻ buồn trong mắt. Mấy anh có chọc ghẹo bông đùa thế nào cũng im lặng. Chỉnh mến lắm người đàn bà như vậy, anh thích phụ nữ kiệm lời. Vẻ buồn của cô làm tim anh xốn xang.

Thoa cũng có một miền quê nghèo khó, núi rừng trùng điệp. Dòng sông quê cô đẹp lắm, sông của núi rừng, cô hay lộ liễu khoe vậy. Nước tràn qua những tảng đá ngổn ngang, đổ ra sông hướng về biển. Mép sông, những tảng đá nằm bừa bãi, nhoi đầu lên nhọn hoắc. Những bụi cây lúp xúp mọc hai bên bờ, thả những chùm rễ, nổi lêu phêu trên mặt nước. Thoa đã bỏ miền rừng núi tuyệt đẹp đó để vào phố chỉ vì giấc mộng đổi đời viển vông.

Thoa ngậm ngùi kể, xóm núi nghèo, nằm lọt thỏm giữa lũng đất thấp được bao bọc bởi bốn bức tường núi bị đốt lảm nhảm. Con gái quê Thoa xinh đáo để, đứa nào lớn lên cũng mây mẩy, trắng hồng. Nét lam lũ không che được vẻ đẹp chân phương.

Một người đàn bà da nhờn nhợt, tướng đẫy đà, tròn trịa. Bà làm nghề buôn chuyến, đưa hàng hóa trên núi xuống đồng, đem văn minh từ phố lên núi - bà nói rất có ơn. Mỗi bận đem hàng xuống phố, ngoài mì, bò, gà, thuốc lá, đậu đỗ… bà còn đưa mấy cô gái đi cùng. Bà bảo, có quán cà phê đứa cháu dưới phố, cần người làm, lương cao, không dầm mưa dãi nắng. Ban đầu, một vài cô gái theo những chuyến hàng của bà xuống phố gửi về rất nhiều tiền cho gia đình. Thoa thấy mà ham, cũng muốn thử vận may. Kể rồi khóc… Cô ghê tởm tấm thân nhơ nhớp của mình, cô đi làm phụ hồ vì không muốn bán thân nuôi miệng nữa.

Chỉnh đưa Thoa về, căn phòng trọ tồi tàn. “Anh sẽ là người chồng tốt!”. Lời cầu hôn đơn sơ mà sâu sắc.

Hai mảnh đời rách bươm dựa vào nhau, đau khổ dễ đồng cảm với tổn thương, cặp đôi đã thật sự hạnh phúc.

3.

Nhưng Chỉnh trăn trở nhiều. Không thể bớt băn khoăn lo nghĩ vì bỏ nội một mình. Hẹn khi ổn định sẽ đón nội vào cùng. Ấy rồi, khi đã có thể sẵn sàng đón nội, ông nhất quyết chối từ. Ông bảo, ông là đứa con của núi rừng ghềnh thác, của xanh um và hùng vĩ, gần đi hết kiếp đời, ông không muốn chết trên đất khách.

Bao năm nay, ông có một ước nguyện tha thiết, muốn thay con trai nói lời xin lỗi với rừng. Cũng để ông được thanh thản vì đã không thể cấm cản con trai, bao lần muốn con chuyển nghề khác để sinh sống, đừng gây thù oán với rừng nhưng tuổi già, lực bất tòng tâm. Con trai làm ra cơm từ rừng, mà ông đâu có thể chỉ được một công việc nào ngon lành hơn. Cuộc đời tựu lại vẫn vậy mà, đâu phải điều gì muốn rồi cũng làm được.

Chỉnh vào thành phố, ông ở nhà một mình, hàng xóm đến thăm, ông bảo sống một mình nhưng ông không cô độc, ông làm bạn với rừng. Ông nhận một khoảnh rừng trống, trồng cây phủ xanh. Thấy ông đã hơn bảy mươi, nhiều người cản nhưng ông kiên quyết nhận, tiền Chỉnh gửi về, ông thuê người trồng rừng, dặm mì vào đất trống. Thấy ông già mà kiên quyết, nhiều người dân đã không ngần ngại nhận đất phủ rừng kiểu ông.

Lực lượng kiểm lâm vừa phát hiện một đường dây khai thác rừng liên tỉnh là nhờ công của ông nội. Ông đi thăm rừng và phát hiện có những chiếc xe ủi vào mở đường trong rừng, bụng thấy không bình thường, ông đã đem chuyện này báo với chính quyền địa phương, họ vào tận nơi và kịp truy quét một đường dây khai thác gỗ trái phép có quy mô lớn.

***

Chỉnh đem vợ con về thăm nội, hồ hởi dẫn đi thăm những cánh rừng xanh ngát và những con suối với dòng nước trong lành, bên gốc cây ven suối có ghi dòng chữ: ĐỪNG LẤY GÌ TỪ RỪNG NGOÀI NHỮNG TẤM ẢNH ĐẸP!nThời gian đi qua, rừng xưa nay đã thay lá. Chỉnh nhìn no mắt rồi thong thả bước tới, lặng ngồi bên mộ mẹ ở rìa rừng. Ngồi im, ngồi như cái cách một đứa trẻ đang dựa vào lòng mẹ để tìm hơi ấm.

1.

Chỉnh vẫn nâng niu bức ảnh trắng đen, bức ảnh duy nhất còn lại của mẹ. Đẹp lắm, chân chất mỹ miều.

Sinh con tròn tháng, mẹ ra đi vì một lí do… lãng xẹt. Đang ở cữ, một ngày bỗng có con mèo ở đâu chui vô quào cổ tay, có vậy mà mấy ngày sau lên cơn, tắt thở. Chỉnh đỏ oe khóc đến tím tái, khóc khản cổ vì khát sữa chứ không phải vì biết đau.
Ba một mình nuôi nó, vừa lo miếng cơm, vừa xin sữa mớm con.

Nó học tiểu học, thấy ba mỗi ngày thêm gầy rạc, quéo lại như nhánh củi khô. Ba đi làm lúc nó ngủ chưa dậy, phần cơm sáng trưa của ông nội và nó được ba chuẩn bị lúc còn mờ đất.

Nó không biết công việc cụ thể của ba là gì, chỉ biết, chạng vạng tối ba về cùng một cộ củi chất ngất, có khi là một khúc gỗ khổng lồ.

Nó thích leo lên mấy khúc gỗ ba bỏ sau nhà để chơi. Tuổi thơ nó, chỉ có ba, gỗ và những thức khác từ rừng. Bạn bè cùng lớp bảo:

- Ba thằng Chỉnh là lâm tặc!

Nó hếch răng lên, cãi lại:

- Ba tao không phá rừng! Ba bảo, mấy cây đó già rồi, phải chặt đi để nứt cây con. Cái gì già mà chẳng chết!?

Nhà nó, nhìn đâu cũng gỗ. Tường nhà làm bằng mấy tấm ván ghép lại. Cái giường nằm là những khúc gỗ tề bằng nhau, trên trải chiếc chiếu lát. Bàn trà là gốc cây to, mấy chiếc ghế cố định là những khúc gỗ cắt ngang. Sau lưng nhà lổn ngổn những khúc cây to. Sau nữa là một cái hầm, những hôm không đi rừng, ba nó đốt than tại nhà. Hầm than sau vườn, mùi nồng nồng khen khét và ngai ngái, ban đầu nó hơi khó chịu nhưng rồi cũng quen. Nó lại hỏi:

- Đốt than có phải lâm tặc không nội?

- Chắc là phải. Nhưng mình cũng phải ăn cơm, mua cái chữ cháu ạ!

Nó mở miệng, định nói gì đó nhưng thôi, chỉ đánh tiếng thở dài cái sượt như một ông cụ. Hiểu rồi, chắc nó định nói: nó thà nhịn ăn cơm, thà bị dốt còn hơn bị bạn bè trêu: con ông phá rừng.

Chiều hôm đó, nó làm Toán được 10, hối hả chạy về khoe ba. Đến đầu ngõ, có người giữ lại: “Lát hãy vô! Giờ thì đừng!”. Nó ngơ ngác tái xanh, nhìn vào nhà, thấy rất đông, người thút thít, kẻ sụt sùi, người đưa tay quẹt nước mắt… Cảnh tượng đó làm nó hoảng sợ, nghĩ đến một điều gì thật khủng khiếp đang chờ mình, nó run lên bần bật, một thím giữ chặt nó trong tay nhưng không kiềm được những tiếng nấc bật ra từ cổ họng. Không thể chờ thêm một giây nào nữa. Nó giẫy mạnh, chạy ùa vào trong. Ông nội run run: “Ba con đấy! Nhìn ba lần cuối đi con!.”. Ba đấy ư? Cánh tay mềm nhũn, chân phải nát bấy, lại còn một lỗ đen ngòm, sâu hoắm ở bụng. Khuôn mặt đó, bộ áo quần có hơi rừng đó là của ba nhưng sao hình hài lại nhàu nhĩ thế này!? Nó nhào vào, chực nằm chồng lên người ba, người ta lại phải giữ nó lại.

Rồi có người kể, cộ chở gỗ trượt, khúc gỗ to nằm lên người ba nó, cả hai cùng lăn xuống dốc… Ba có cơm ăn nhờ rừng, chết thảm từ rừng. Giờ nó không sợ bị trêu “con ông lâm tặc nữa”, nó ước ba sống dậy, có sức đi chặt củi đốt than, nấu cơm nó ăn, hỏi con đi học có vui không. Nghĩ vậy nó khóc, khóc rất to, rất thảm.

2.

Sống cui cút với ông nội, miếng cơm tấm áo với nó quý hơn vàng. Bỏ học khi mãn lớp 9. Người ta rủ nó vào rừng, rừng dễ kiếm tiền. “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ông nội đau khổ nói vậy. Nó không hiểu câu nói của ông nội là gì. Nó chỉ thắc mắc, không chặt củi đốt than được thì tiền ở đâu ở rừng mà dễ kiếm. Mấy đứa lớn trong xóm mách nước: đi bắt gà rừng bán cho xới chọi. Nó thấy không đụng gì đến cây rừng, nghĩ việc này lành, vậy là đi.

Ông nội kể, ngày xưa gà rừng ở xứ núi này nhiều vô kể, có ngày thấy chúng ngang nhiên kéo cả đàn, dàn hàng ngang đi xuống đường cái quang như chỗ không người. Ông và mấy người bạn thi nhau chạy nạp, bầy gà chạy tung tóe. Nó than: Nhưng bây giờ đã khác, rừng không còn là những lùm cây xum xuê, rậm rịt chằng chéo những dây như ông vẫn kể nữa mà thay vào đó là những đám mía, mì dài đến ngút mắt. Những khu đất chuẩn bị trồng mì không có một cọng cỏ, còn sạch hơn cả khu vườn sau nhà mình.

Vào rừng, với một người đi bộ quả là rất tiện lợi, cứ như đang đi ở trong thôn. Có đường sá hẳn hoi, xe công nông lên bóc mì, mía có thể đi tuốt. Chỉnh đạp xe lên thẳng trên cao, gửi xe vào một túp lều đang thu hoạch dưa hạt. Nó xăm xăm vào rừng đặt bẫy bắt gà cùng bạn. Đi ròng rã cả tháng trời, chiều nào cũng về tay không, mặt buồn thiu. Ông nội bảo:

- Rừng bây giờ có chỗ nào kín mà có gà. Người vào rừng đông hơn ở nhà hỏi gà đâu mà đi kiếm!

Nó bỏ xứ, bỏ những dãi dầu nghèo khó, bỏ những mảng buồn tăm tối gắn với rừng…
Chỉnh vô thành phố làm thợ hồ, nghề này cần sức chứ không cần chữ, tiền công đủ sống qua ngày. Cuộc sống mới, thấy cũng đàng hoàng, nó vui vui, coi như an phận.

Chỉnh cảm mến cô Thoa, đồng nghiệp, cô làm phụ hồ. Thoa là hình dung mẫu mực cho nét buồn. Ở cô, người ta dễ dàng nhận ra nét u uẩn, lãng đãng vẻ buồn trong mắt. Mấy anh có chọc ghẹo bông đùa thế nào cũng im lặng. Chỉnh mến lắm người đàn bà như vậy, anh thích phụ nữ kiệm lời. Vẻ buồn của cô làm tim anh xốn xang.

Thoa cũng có một miền quê nghèo khó, núi rừng trùng điệp. Dòng sông quê cô đẹp lắm, sông của núi rừng, cô hay lộ liễu khoe vậy. Nước tràn qua những tảng đá ngổn ngang, đổ ra sông hướng về biển. Mép sông, những tảng đá nằm bừa bãi, nhoi đầu lên nhọn hoắc. Những bụi cây lúp xúp mọc hai bên bờ, thả những chùm rễ, nổi lêu phêu trên mặt nước. Thoa đã bỏ miền rừng núi tuyệt đẹp đó để vào phố chỉ vì giấc mộng đổi đời viển vông.

Thoa ngậm ngùi kể, xóm núi nghèo, nằm lọt thỏm giữa lũng đất thấp được bao bọc bởi bốn bức tường núi bị đốt lảm nhảm. Con gái quê Thoa xinh đáo để, đứa nào lớn lên cũng mây mẩy, trắng hồng. Nét lam lũ không che được vẻ đẹp chân phương.

Một người đàn bà da nhờn nhợt, tướng đẫy đà, tròn trịa. Bà làm nghề buôn chuyến, đưa hàng hóa trên núi xuống đồng, đem văn minh từ phố lên núi - bà nói rất có ơn. Mỗi bận đem hàng xuống phố, ngoài mì, bò, gà, thuốc lá, đậu đỗ… bà còn đưa mấy cô gái đi cùng. Bà bảo, có quán cà phê đứa cháu dưới phố, cần người làm, lương cao, không dầm mưa dãi nắng. Ban đầu, một vài cô gái theo những chuyến hàng của bà xuống phố gửi về rất nhiều tiền cho gia đình. Thoa thấy mà ham, cũng muốn thử vận may. Kể rồi khóc… Cô ghê tởm tấm thân nhơ nhớp của mình, cô đi làm phụ hồ vì không muốn bán thân nuôi miệng nữa.

Chỉnh đưa Thoa về, căn phòng trọ tồi tàn. “Anh sẽ là người chồng tốt!”. Lời cầu hôn đơn sơ mà sâu sắc.

Hai mảnh đời rách bươm dựa vào nhau, đau khổ dễ đồng cảm với tổn thương, cặp đôi đã thật sự hạnh phúc.

3.

Nhưng Chỉnh trăn trở nhiều. Không thể bớt băn khoăn lo nghĩ vì bỏ nội một mình. Hẹn khi ổn định sẽ đón nội vào cùng. Ấy rồi, khi đã có thể sẵn sàng đón nội, ông nhất quyết chối từ. Ông bảo, ông là đứa con của núi rừng ghềnh thác, của xanh um và hùng vĩ, gần đi hết kiếp đời, ông không muốn chết trên đất khách.

Bao năm nay, ông có một ước nguyện tha thiết, muốn thay con trai nói lời xin lỗi với rừng. Cũng để ông được thanh thản vì đã không thể cấm cản con trai, bao lần muốn con chuyển nghề khác để sinh sống, đừng gây thù oán với rừng nhưng tuổi già, lực bất tòng tâm. Con trai làm ra cơm từ rừng, mà ông đâu có thể chỉ được một công việc nào ngon lành hơn. Cuộc đời tựu lại vẫn vậy mà, đâu phải điều gì muốn rồi cũng làm được.

Chỉnh vào thành phố, ông ở nhà một mình, hàng xóm đến thăm, ông bảo sống một mình nhưng ông không cô độc, ông làm bạn với rừng. Ông nhận một khoảnh rừng trống, trồng cây phủ xanh. Thấy ông đã hơn bảy mươi, nhiều người cản nhưng ông kiên quyết nhận, tiền Chỉnh gửi về, ông thuê người trồng rừng, dặm mì vào đất trống. Thấy ông già mà kiên quyết, nhiều người dân đã không ngần ngại nhận đất phủ rừng kiểu ông.

Lực lượng kiểm lâm vừa phát hiện một đường dây khai thác rừng liên tỉnh là nhờ công của ông nội. Ông đi thăm rừng và phát hiện có những chiếc xe ủi vào mở đường trong rừng, bụng thấy không bình thường, ông đã đem chuyện này báo với chính quyền địa phương, họ vào tận nơi và kịp truy quét một đường dây khai thác gỗ trái phép có quy mô lớn.

***

Chỉnh đem vợ con về thăm nội, hồ hởi dẫn đi thăm những cánh rừng xanh ngát và những con suối với dòng nước trong lành, bên gốc cây ven suối có ghi dòng chữ: ĐỪNG LẤY GÌ TỪ RỪNG NGOÀI NHỮNG TẤM ẢNH ĐẸP!

Truyện ngắn: Nguyễn Thị Bích Nhàn

Tin cùng chuyên mục