Mỗi câu chuyện trong cuốn sách là một bài học về đạo đức, lối sống giản dị, tiết kiệm, những sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hằng ngày... Như câu chuyện “Thời gian quý báu lắm” cho bài học về tiết kiệm được thời gian. Để tiết kiệm được thời gian, mỗi người cần phải làm việc có kế hoạch cụ thể, chi tiết, làm việc ngăn nắp, gọn gàng. Thầy cô giáo thì phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp, lên lớp đúng giờ, sử dụng hiệu quả giờ học; cán bộ thì phải chuẩn bị nội dung tốt trước khi tiến hành tổ chức hội họp, tiếp dân...
Chuyện “Ba chiếc ba lô” cho bài học về sự công bằng. Cả cuộc đời Bác vì nước, vì dân. Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Bác không đặt ra một quyền lợi đặc biệt nào cho bản thân mà luôn ân cần quan tâm đến những điều nhỏ nhoi, bình dị nhất của mọi người, trong đó có các cán bộ, chiến sỹ. Bác từng tâm sự: “Một cán bộ muốn có uy thì rất dễ tạo ra nhưng muốn có tín thì rất khó xây dựng”.
Câu chuyện “Nước nóng, nước nguội” lại cho chúng ta bài học về cách ứng xử. Qua câu chuyện mỗi người thấy được sự quan tâm của Bác về cách quản lý con người, một bài học về tâm lý và cách ứng xử sâu sắc, khôn khéo cho tất cả chúng ta. Khi giận dữ rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên chúng ta có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, hoặc đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, nói ra những điều không nên chỉ để thỏa mãn cơn giận. Vì vậy, trong mọi trường hợp hãy thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình huống để có được kết quả tốt nhất.Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để mỗi người chúng ta học tập, noi theo. Cuốn sách sẽ giúp chúng ta hiểu, học hỏi được những bài học vô cùng ý nghĩa và thấm thía hơn qua những lời dạy của Ngườin
Gửi phản hồi
In bài viết