Bánh giày nét văn hóa độc đáo

- Làm bánh giày là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Tày, Dao, Mông... ở Tuyên Quang. Trong các ngày lễ, Tết, ngày hội, đám cưới, đám hiếu... bánh giày là món không thể thiếu trong các mâm lễ cúng. Bánh giày còn là quà biếu cho bố mẹ khi con gái đi lấy chồng. Nguyên liệu làm bánh chỉ từ gạo nếp, vừng và đường.

Thời gian làm bánh nhanh, từ khi nấu xôi đến khi giã hoàn thành sản phẩm, chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Để cho bánh dày có độ dẻo, ngon, người giã phải đều tay và nhịp nhàng. Nhịp điệu của chày, báo hiệu mùa no ấm, vừa rộn ràng, vừa thôi thúc là bản nhạc đồng quê đầy hào hứng, phấn khích. 

Ngày nay, cuộc thi làm bánh giày đã được nhiều địa phương tổ chức trong các lễ hội đầu xuân. Dưới đây là hình ảnh cuộc thi làm bánh giày tại thôn Cao Bình, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa.

Hội thi làm bánh giày thu hút đông đảo du khách và người dân tới xem, cổ vũ.

Để có chiếc bánh giày dẻo thơm cần đến đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ.

Giã bánh giày phải đều tay và nhịp nhàng.

Bánh giày được tạo màu đỏ, cam, tím từ lá cây rừng để tăng thêm độ thơm ngon, hấp dẫn.                

 Phóng sự ảnh: Lê Na

Tin cùng chuyên mục