Lại có người con trai trong gia đình nọ đã trông cha mẹ già yếu ốm đau, thờ cúng cha mẹ nên cho rằng mình mặc nhiên được hưởng toàn bộ tài sản cha mẹ để lại. Người em yêu cầu chia phần không được nên khởi kiện người anh ra tòa đòi quyền thừa kế theo pháp luật.
Anh em, chị em từ đó không nhìn mặt nhau.
Thực tế cho thấy, người Việt ta vốn duy tình. Khi các con có gia đình riêng thường cho tài sản bằng những lời nói trong cuộc tụ họp gia đình. Khi cha mẹ qua đời thường không để lại di chúc mà chỉ có lời trăn trối các con phải đùm bọc yêu thương lẫn nhau. Chính vì thế, đã kéo theo nhiều hệ lụy buồn. Anh em xích mích, kiện nhau ra tòa, không nhìn mặt nhau, thậm chí đến ngày giỗ cha mẹ mạnh nhà ai nấy làm.
Có nhiều vụ án chia tài sản kéo dài nhiều năm, anh em quyết “đấu” đến cùng, mất luôn tình máu mủ. Tuy cũng có người đưa nhau ra tòa chỉ nhằm thức tỉnh tình thân, nhưng điều nhận được vẫn là sự sứt mẻ tình cảm và sự xấu hổ. Bởi một khi đã đưa nhau ra tòa, thì tình cảm ruột thịt đã không còn nguyên vẹn như xưa, thậm chí hệ lụy đó có thể kéo dài đến nhiều đời con, cháu sau này.
Chính vì vậy, người làm cha mẹ cần lập di chúc về những tài sản sau khi mình qua đời theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ tài sản nào được chia, tài sản nào dùng vào việc thờ cúng, trách nhiệm của người được giao tài sản thờ cúng, có hay không được đứng tên tài sản thờ cúng; xác định rõ cho ai, cho tài sản nào. Nên coi đó chính là một trong những trách nhiệm của người làm cha mẹ, để tránh những bất hòa sau này giữa các con.
Mặt khác, những người được thừa kế cũng cần phân biệt rõ tài sản và tình thân. Nếu cái được là vật chất và cái mất là tình thân thì thực sự không đáng. Vì vật chất mà làm mất tình thân thì không chỉ có tội với người đã khuất, mà còn có tội với anh em trong gia đình, với cả các thế hệ con cháu sau nàyn
Gửi phản hồi
In bài viết