Thực tiễn đã chứng minh, di sản văn hóa ngày càng khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, trực tiếp đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nơi có di sản. Trên phương diện kinh tế, các di sản văn hóa có tiềm năng thông qua các hoạt động du lịch và dịch vụ phục vụ du khách tham quan, nghiên cứu. Các sản phẩm du lịch văn hóa góp phần giải quyết việc làm và cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương. Các nguồn thu từ ngành du lịch và dịch vụ thương mại nói chung, từ các di sản nói riêng đã đóng góp đáng kể vào tổng GDP của các địa phương.
Tiềm năng của các di sản là rất lớn, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay chúng ta chưa đánh thức và khai thác hết được giá trị của các di sản. Để di sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội điều ai cũng có thể nhìn thấy đó là thông qua du lịch.
Do vậy, bên cạnh việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa, chính quyền các địa phương cần xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về chiến lược, quy hoạch để khai thác các giá trị của di sản gắn với phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng được các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Bên cạnh đó cần tăng cường, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương mình; tạo sức bật cho du lịch cộng đồng phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Gửi phản hồi
In bài viết