Việt hóa Gameshow truyền hình

- Hầu hết các gameshow, chương trình truyền hình thực tế tại Việt Nam đều mua bản quyền của nước ngoài nên Việt hóa là tất yếu. Chính yếu tố Việt hóa này đang giúp các chương trình này gần gũi hơn với khán giả Việt, bởi ngoài yếu tố giải trí, các yếu tố về giáo dục, chia sẻ kiến thức, gắn kết cộng đồng và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống được nâng lên rõ rệt.

Đa dạng đối tượng, thể loại

Sau thành công của Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, Anh trai vượt ngàn chông gai đang phát sóng trên VTV3 cũng thu hút rất đông sự quan tâm, bàn luận sôi nổi của khán giả nước nhà. Chương trình quy tụ 33 sao nam nổi tiếng ở nhiều lĩnh vực như NSND Tự Long, cựu cầu thủ Hồng Sơn, ca sĩ Bằng Kiều, Tuấn Hưng, diễn viên Tiến Luật, rapper Binz, võ sĩ Duy Nhất... Đây là phiên bản Việt hóa từ show truyền hình Call me by fire đình đám của Trung Quốc.

Dù là chương trình mua bản quyền, nhưng khán giả không khỏi xúc động khi các phần trình diễn mang đậm bản sắc Việt Nam. Không chỉ dàn dựng các phần biểu diễn mang dấu ấn Việt Nam, các loại hình truyền thống như chèo, cải lương, tuồng, nhã nhạc cung đình Huế hay một không gian đậm đà chất Tây Bắc với Chiếc khăn piêu… công phu, mang đầy cảm xúc cho khán giả. Sự sáng tạo này đã góp phần tô đậm thêm vẻ đẹp của giá trị văn hóa truyền thống, là “điểm tựa” để công chúng thêm yêu mến nghệ thuật truyền thống của nước nhà.  

Một tiết mục đậm chất dân ca Bắc Bộ trong chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

2 chương trình Chạy đi chờ chi, 2 ngày 1 đêm cũng được mua lại format từ Hàn Quốc. Thay vì yếu tố giải trí, các chương trình này sau khi được Việt hóa đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức, phù hợp với văn hóa, con người Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là những chuyến đi, Chạy đi chờ chi hay 2 ngày 1 đêm lồng ghép và truyền tải rất nhiều kiến thức về địa điểm, di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của dải đất hình chữ S. Việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam một cách đầy thông minh, sáng tạo và hiệu quả đến khán giả thông qua các trò chơi, thử thách, câu chuyện của các thành viên tham gia.

Ra mắt lần đầu vào năm 2022, Mẹ vắng nhà - Ba là siêu nhân là chương trình được Việt hóa theo format gốc của “The Return of Superman” (Hàn Quốc). Phiên bản gốc nhiều năm liền nhận được giải “Chương trình truyền hình của năm” do khán giả bình chọn trong khuôn khổ Giải thưởng KBS danh giá. Một trong  những yếu tố giúp Mẹ vắng nhà - Ba là siêu nhân giữ chân được khán giả, nhất là các gia đình nhỏ bởi trong một vài khoảnh khắc, họ sẽ thấy chính mình trong đó.

Hình ảnh những ông bố chăm sóc, chơi cùng con, phản ứng bất ngờ và hàng loạt các tình huống trớ trêu giúp người xem sẽ rút ra những bài học cho riêng mình. Đặc biệt, chương trình dù không xuất hiện bóng dáng người phụ nữ nhưng lại tôn vinh những người vợ, người mẹ trong việc nuôi dạy con cái hay xây dựng gia đình trong khi những ông bố khó có thời gian chăm sóc các con.

Sàng lọc để phù hợp

Việt hóa các Gameshow, chương trình truyền hình thực tế, ngoài yếu tố hút khách, cần rất chú trọng đến yếu tố văn hóa, thẩm mỹ.

Nhiều chương trình, do cẩu thả trong quá trình biên tập, xây dựng kịch bản đã phải dừng giữa chừng khi mới chỉ phát sóng tập đầu tiên như Điệp vụ tuyệt mật vì sự cố chuyển vị trí Thủ đô Hà Nội sang Trung Quốc trên bản đồ đồ họa của một trailer trong tập thi.

Việc phụ thuộc vào các đơn vị tài trợ khiến nội dung nhiều chương trình đang bị chèn quảng cáo một cách vô tội vạ. Thậm chí nhiều nghệ sĩ, người chơi được lồng ghép trong những tình huống để nói về sản phẩm với lời khen rập khuôn “có cánh” rất lộ liễu.

2 ngày 1 đêm hấp dẫn khán giả nhờ quảng bá văn hóa, con người Việt Nam.

Đáng nói, một số chương trình để tăng tỷ suất người xem, không ngại xoáy vào các chiêu trò tạo drama, những màn tranh cãi như Vietnam Next top model,  The Face, The New Mentor. Đây vốn là “đặc sản” hút khách của nhiều phiên bản quốc tế, tuy nhiên khi phát sóng trong nước, chương trình lại khiến dư luận bất bình vì tác động xấu đến giới trẻ và gây ra cái nhìn không thiện cảm về giới nghệ sĩ, người mẫu. Để thay đổi được sự đánh giá thiện cảm của khán giả, có lẽ các game show về người mẫu còn phải làm rất nhiều điều, không thể dùng hình thức “bình mới, rượu cũ” để sa đà vào việc câu view đơn thuần.

Tiến sĩ Hà Thúy Mai, Trưởng khoa Văn hóa - Du lịch, Trường Đại học Tân Trào cho rằng: Khi Việt hóa, cần chú ý đến văn hóa người Việt, để đảm bảo các chương trình không chỉ mang ý nghĩa giải trí mà còn phải mang tính giáo dục, kết nối, đảm bảo phù hợp văn hóa và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Việt Nam và có thể sáng tạo theo cách riêng, tạo nên đặc điểm riêng cho chương trình khi thực hiện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, theo bà Mai, công tác kiểm duyệt trước khi lên sóng phải chặt chẽ, nhằm bảo đảm chất lượng của chương trình n

Nguyễn Đạt

Tin cùng chuyên mục