Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Lại có người cho rằng, Rằm tháng Giêng là đêm Phật giáng lâm nên là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… Vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe thuyết Pháp, tưởng nhớ đức Phật...
Trong tâm thức người Việt, ngày Rằm tháng Giêng cũng quan trọng chẳng kém Tết Nguyên đán. Vậy nên nhiều nhà chuẩn bị mâm cúng rất to, đồ mã rất nhiều, những mong được trời đất phù hộ, ban cho nhiều tài lộc, công danh.
Có nhiều người không rành rọt về nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của ngày lễ, điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng cũng cố biện lễ cho đầy, gây lãng phí. Ấy là chưa kể việc đốt nhiều đồ mã vừa tốn kém, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Việc sắm sửa cho ngày lễ Rằm tháng Giêng thịnh soạn không phải là không tốt, nhưng nếu quá sa đà vào hình thức dễ gây tốn kém, lãng phí; đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp và nhân văn ban đầu của ngày Rằm tháng Giêng.
Với Phật giáo, bài thuyết của Đức Phật cho các vị tỷ kheo trong ngày Rằm tháng Giêng thường gồm 3 câu kệ ngôn: Không làm điều ác, làm các hạnh lành và giữ tâm ý trong sạch.
Như vậy, không cứ phải cúng bằng mâm cao cỗ đầy, nhiều đồ vàng mã; mà quan trọng là mỗi người thực hiện được các câu kệ ngôn trên - cũng là những điều mỗi người tử tế thiện lành cần tu dưỡng hàng ngày.
Có như vậy, những giá trị tâm linh, giá trị nhân văn mà ngày Rằm tháng Giêng đem lại mới trở thành hành trang để con người vững tin bước vào một năm mới với tâm thế lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
Gửi phản hồi
In bài viết