Như vậy có thể hiểu, bảo tàng là cơ quan thông tin đa chức năng, trong đó chức năng thông tin là quan trọng nhất, ngoài ra, còn có chức năng giáo dục và chức năng giải trí.
Thực trạng hoạt động của hệ thống bảo tàng ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh một số bảo tàng được đánh giá cao, điển hình là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân đội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam,... thì nhiều ý kiến cho rằng hệ thống bảo tàng còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn.
Sở dĩ các bảo tàng chưa hấp dẫn du khách là do đang lạc hậu so với xu hướng chung của bảo tàng khu vực và thế giới. Các vấn đề của bảo tàng hay gặp phải chính là quy trình tham quan có phù hợp với lịch trình, hiện vật trưng bày có sống động, yếu tố thuyết minh, thẩm mỹ có hấp dẫn hay không. Thông tin và cách trình bày có chuyển tải được nhiều nhất các giá trị cốt lõi đến du khách hay không...
Cần lưu ý, bảo tàng muốn sống được cần duy trì song song hoạt động bảo tồn và các hoạt động phụ trợ khác. Thay đổi cách tiếp cận với công chúng đang là yêu cầu đặt ra với nhiều bảo tàng bởi nơi này không chỉ nên trưng bày và lưu giữ những di sản văn hóa, mà cần phải là địa điểm trải nghiệm, giao lưu và tổ chức sự kiện. Bên cạnh việc dàn dựng các tích truyện, không gian sáng tạo cho cảm xúc và trải nghiệm, áp dụng công nghệ 3D, chú trọng ánh sáng, âm thanh trong thiết kế trưng bày, cần có nhiều cách để đưa bảo tàng vào cuộc sống hấp dẫn và sinh động hơn.
Hoạt động bảo tàng vận hành hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Trước hết, đó là địa chỉ để thế hệ đương đại tìm hiểu quá khứ dân tộc, các thành tựu chính trị - kinh tế - văn hóa - nghệ thuật cha ông đạt được, hiểu tiến trình lịch sử dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, từ đó xác định trách nhiệm tiếp nối truyền thống. Sau đó là góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước với thế giới qua việc thu hút khách du lịch nước ngoài, thu hút các nhà nghiên cứu, mang lại nguồn lợi về kinh tế cho đất nước.
Gửi phản hồi
In bài viết