Công tác an toàn, vệ sinh lao động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm được thể hiện trong các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp Luật của Nhà nước xuyên suốt trong những năm qua. Cụ thể: Luật An toàn, vệ sinh lao động; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 của Chính phủ ban hành nghị quyết Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, Tháng hành động quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động được tổ chức hằng năm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 4 thách thức lớn mà Việt Nam đang gặp phải. Thứ nhất, Việt Nam có lượng người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức khá lớn, tập trung ở những ngành nghề như: xây dựng, khai thác hầm mỏ, nông nghiệp,... là những nơi có nguy cơ rủi ro về an toàn lao động rất cao. Thứ hai, dân số Việt Nam có tốc độ già hóa rất nhanh, đặt ra yêu cầu Việt Nam phải bảo đảm được an toàn lao động và sức khỏe cho người lao động cao tuổi. Thứ ba là những vấn đề khó khăn về công tác thanh tra vệ sinh an toàn lao động khi tiếp cận khu vực lao động phi chính thức. Và thách thức cuối cùng là số liệu về người lao động khu vực chính thức và phi chính thức, cần số liệu chính xác rõ ràng, để thông qua đó đưa ra được giải pháp chính xác các vấn đề đó.
Phát triển kinh tế bền vững phải gắn với bảo đảm cho mọi người được làm việc trong những điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, được chăm lo về đời sống vật chất, tinh thần, là chuẩn mực chung trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động cần được các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp quan tâm thực hiện quyết liệt hơn nữa. Đồng thời, tiếp tục tăng cường hoàn thiện các chế độ, chính sách để đảm bảo cải thiện các điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động n
Gửi phản hồi
In bài viết